Cách chăm sóc bệnh nhân thở máy

Đã Xem: 186

THEO DÕI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY

chăm sóc bệnh nhân thở máy

Thở máy là tình trang hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân không có khả năng tự hô hấp được hoàn toàn.

Máy thở là thiết bị quan trọng nhất trong thở máy bệnh nhân, là thiết bị hỗ trợ hô hấp giúp bệnh nhân thở khi mà các cơ hô hấp của bệnh nhân chưa có khả năng tự làm việc.

Vì vậy để chăm sóc bệnh nhân thở máy tốt chúng ta ngoài kiến thức về bệnh học các kĩ năng tiêm truyền tốt cũng rất cần hiểu về máy thở và các thông số máy thở và các thông số hô hấp bình thường của bệnh nhân.

Máy thở ở Việt Nam có nhiều dòng, tuy nhiên Việt Nam mình chưa tự sản xuất được hay tự chế tạo các máy bóp bóng cũng không đáp ứng được các yêu cầu của việc thở máy.

Máy thở cho việc thở máy tại nhà còn yêu cầu khắt khe hơn đó là máy nén khí phải tích hợp trong máy thở và yêu cầu gon nhẹ dễ vận chuyển đương nhiên vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của việc thở máy như ít nhất cũng phải có 3 mode thở chính như A/C, SIMV, CPAP.

Máy thở thông thường có 2 dòng là máy thở không xâm nhập và xâm nhập. Dòng máy Xâm nhập thì cũng chia ra làm 2 dòng la ICU và máy thở cấp cứu. máy thở ICU thì có khả năng thở hồi sức còn các dòng máy cấp cứu bệnh nhân chỉ thở một thời gian gắn là phải thay máy khác.

Các thông số máy thở chính như: f là tần số thở, Vti là thể tích khí thở vào, Vte là thể tích khí thở ra. tỉ lệ I/E là tỉ lệ giữa thời gian hít vào và thở ra. ti là thời gian hít vào, te là thời gian thở ra. PEEP là áp lực dương cuối thì thở ra... còn rất nhiều thông số khác nữa các bạn tham khảo thêm về bài thông số máy thở.

Về Mode thở thì thông thường một máy thở cũng phải đáp ứng được 3 Mode thở sau: A/C là Mode máy hỗ trợ hoàn toàn, SIMV là mode hỗ trợ hô hấp đồng thì. CPAP là mode thở áp lực dương. Bác sĩ đặt máy thở cũng cần linh hoạt để cài đặt mode thở cho phù hợp cho bệnh nhân thì mới mong sớm cai được máy và bệnh nhân mới không mệt, mà theo kinh nghiệm của mình thì bệnh nhân lên được cai máy sớm trước 7 Ngày thì khả năng cai được máy là sớm nhất.

Cài đặt các thông số thở máy cũng phải trên sự hiểu về bệnh lý và chỉ số khối của bệnh nhân các bạn tham khảo thêm.

Như vây thì hiểu về máy thở chúng ta mới chăm sóc được bệnh nhân, làm sao cho hô hấp do máy thở tạo ra càng giống với hô hấp của bệnh nhân thì đó là thở máy tốt nhất.

thông số máy thở

Các thông số trên máy thở VELA.

Bệnh nhân chăm sóc thở máy cần theo dõi tốt tình trạng tắc nghẽn đờm dãi, thông thường hút đờm dãi 2 lần/ ngày và khi nhiều đờm. Lưu ý luôn có nước trong bình làm ẩm đúng quy định như vậy sẽ hạn chế đờm dãi khô khét vào gây tắc ống thở.

Nên có máy theo dõi Áp lực của bóng chèn cần nhỏ hơn áp lực tưới máu mao mạch ở khoảng 18 →22 mmHg. Hoặc 25 →30 cm nước.

máy đo áp lực cuff

Luôn giữ được áp lực cuff giúp đờm không xuống phổi bệnh nhân, vì vậy sẽ hạn chế được biến chứng của thở máy.

Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân thở máy qua Monitor theo dõi bệnh nhân, nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần tìm nguyên nhân tại sao và xử trí nguyên nhân gây ra. như tắc đờm thì cần hút đờm...

Lưu ý do bệnh nhân thở máy thường nằm một tư thế lên việc phòng ngừa loét là rất quan trọng như nằm đệm hơi chống loét, thay đổi tư thế bệnh nhân, giữ vệ sinh da sạch sẽ đặc biệt vùng hậu môn. khi bệnh nhân bị sốt thì khả năng loét xảy ra rất cao.

Giữ vệ sinh phòng ốc, thu gọn các đồ đạc, hạn chế tối đa việc để các đồ vật trong phòng bệnh nhân.

Nhân viên chăm sóc phải rửa tay trước khi vào chăm sóc bệnh nhân.

Ghi chép lại hồ sơ chăm sóc bệnh nhân đầy đủ cũng như các thuốc dùng hàng ngày.

Bàn giao ca trực đầy đủ cho bạn đến nhận trực sau.

Dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân thở máy, cho ăn ngày 6 bữa mỗi bữa các nhau 3 tiếng, lấy mốc 6 giờ sáng làm mốc. theo dõi tình trạng tiêu hóa bệnh nhân trước khi cho ăn tiếp theo để tránh việc trào thức ăn lên miệng bệnh nhân.

Sữa thận Presubin Renal