Bệnh Loãng xương ở người già và nguy cơ tiềm ẩn

Đã Xem: 114

Bệnh Loãng xương ở người già và nguy cơ tiềm ẩn

Qua quá trình theo dõi và chăm sóc người cao tuổi của phòng khám bác sĩ gia đình,  kết hợp với các kiến thức y khoa có được, tôi thấy rằng tỷ lệ người cao tuổi bị gãy xương khớp háng và ột sống là khá cao và tỷ lệ tử vong sau khi gãy xương chiếm tỉ lệ lớn. Nhiều gia đình chúng tôi vừa mới góp ý với gia đình về tình trạng loãng xương của người thân, còn chưa kịp điều trị thì bệnh nhan đã bị gãy khớp háng rồi, đúng rà rất buồn, nhưng qua đó cũng phải rút ra một bài học kinh nghiệm là phải hiểu và phòng ngừa bệnh loãng xương giống như các bệnh lý khác như tiểu đường và huyết áp.

Bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người già.

Loãng xương là gì? khái niệm này chắc không còn là xa lạ với mỗi người chúng la nữa, khi tuổi càng cao thì quá trình hấp thu và tái tạo xương giảm hơn xo với quá trình hủy xương vì vậy xương sẽ trở lên xốp mỏng hơn khối lượng xương sẽ mỏng hơn và đương nhiên dễ gãy hơn.

Vậy ai là người có nguy cơ bị loãng xương: người có tuổi càng cao thì nguy cơ bị loãng xương càng cao, phụ nữ sau tuổi mãn kinh, người có chế độ ăn kiêng, người ít lao động, sống ở nơi ít ánh sáng mặt trời....

Bệnh loãng xương gây ra những hậu quả gìBệnh loãng xương diễn ra âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, tháng và thường không có biểu hiện nên rất khó để nhận biết. Khi phát hiện ra bị loãng xương, thường là người bệnh đã có  các triệu chứng đau nhức, buồn bã, tê bì chân tay là lúc bệnh đã nặng. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ để lại những nguy hiểm mà hậu quả để lại như là gãy xương, mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ cùng vô vàn các bệnh mãn tính khác như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau lưng, đau đầu gối.

chuẩn đoán và điều trị loãng xương: để chuẩn đoán loãng xương thì bác sĩ lâm sàng cần khám, hỏi bệnh để phát hiện ra nguy cơ bệnh nhân và cho làm các xét nghiệm máu cũng như đo mật đọ xương trên máy đo loãng xương. 

Điều trị loãng xương cũng cần căn cứ trên từng nguyên nhân gây ra loãng xương cụ thể mà có phương pháp điều trị riêng biết với từng bệnh nhân, thông thường có một vài phương pháp điều trị sau.

 

  • Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất có chứa canxi, magnesium, vitamin D,K và cùng các khoáng chất khác.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý như yoga, aerobics, đi bộ cũng là cách tăng độ dẻo dai xương khớp.
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6‑tháng/lần, sau độ tuổi 50.
  • Với chị em phụ nữ, nên bổ sung nội tiết tố estrogen, tốt nhất là estrogen thảo dược như EstroG-100 sau độ tuổi mãn kinh (có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn).
  • Nhóm thuốc chống hủy xương: Bisphosphonates như Etidronate, Clodronate, Risedronate, Alendronate, Tiludronate, Pyrophosphate,… có tác dụng tăng khối lượng và tăng độ cứng cáp của xương, giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
  • Nhóm thuốc tái tạo xương: Calcium và vitamin D, cung cấp dưỡng chất cho quá trình tái tạo xương mới, kích thích tế bào xương hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin D còn giúp quá trình hấp thu canxi được tốt hơn; Ngoài ra, còn có Parathyroid Hormon được công nhận là có tác dụng tăng tạo xương hiệu quả.
  • Bệnh loãng xương có thể được điều trị tốt khi có quá trình phòng bệnh tốt, gia đình cần quan tâm tới bệnh nhân, cũng như các bác sĩ cũng cần quan tâm tới vấn đề này, không để những điều đáng tiếc xảy ra khi mà chúng ta có khả năng phòng ngừa, đương nhiêm phòng bao giờ cũng tốt hơn là để bệnh gây ra hậu quả rồi mới tiến hành điều trị.